Chúng tôi là đại lý chuyên phân phối các sản phẩm Rượu SakeRượu vẩy vàng uy tín nhiều năm trên thị trường Tp.HCM. Mang lại điều tốt nhất cho khách hàng từ sản phẩm đến chất lượng là yếu tố đầu tiên được đưa lên hàng đầu.

Gọi ngay: 0908512280 để được tư vấn

Sake Tatsuriki Tokubetsu Honjozo 1800ml

Sake Tatsuriki Tokubetsu Honjozo 1800ml

1.580.000 VND
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Rượu sake hakushika

Rượu sake hakushika

1.650.000 VND
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Sake Tatsuriki Tokubetsu Honjozo 720ml

Sake Tatsuriki Tokubetsu Honjozo 720ml

950.000 VND
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Sake vảy vàng Kasen Gold

Sake vảy vàng Kasen Gold

liên hệ
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Rượu Sake Vẩy Vàng

Rượu Sake Vẩy Vàng

950.000 VND
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Sake Nihonsakari Daiginjo

Sake Nihonsakari Daiginjo

950.000 VND
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Rượu Kubota sake senjyu

Rượu Kubota sake senjyu

liên hệ
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Sake Nishinoseki Hiya

Sake Nishinoseki Hiya

495.000 VND
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Rượu Sake vẩy vàng Hakushika 1,8l

Rượu Sake vẩy vàng Hakushika 1,8l

850.000 VND
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Sake Vẩy Vàng Hakutsuru

Sake Vẩy Vàng Hakutsuru

900.000 VND
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Sake vẩy vàng Honjozo Kinpaku Shu

Sake vẩy vàng Honjozo Kinpaku Shu

liên hệ
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Sake Nishinoseki Junmaishu

Sake Nishinoseki Junmaishu

449.000 VND
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Sake Nishinoseki Bigin

Sake Nishinoseki Bigin

695.000 VND
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Sake Ginjoshu kinpaku vảy vàng

Sake Ginjoshu kinpaku vảy vàng

liên hệ
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894
Sake Oishi Miyama Tengori

Sake Oishi Miyama Tengori

liên hệ
Gọi Ngay Để Có Giá Tốt Hơn: 0908512280-0366882894

RƯỢU SAKE NHẬT BẢN 

Sake là tên gọi chung của các loại rượu Nhật Bản, nhưng cũng là tên một loại rượu ủ nổi tiếng của Nhật bản.

Sake theo cách hiểu phổ biến trên thế giới là một thứ rượu nhẹ truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men mà người Nhật gọi là Nihonshu (日本酒 | Rượu Nhật Bản) hoặc Luật Thuế Rượu của Nhật Bản gọi là Seishu. Thêm nữa, người nước ngoài khi nói về sake thường hàm ý thứ Nihonshu nguyên chất. Trong khi đó, người Nhật có thể pha nhiều thứ vào Nihonshu như đường, gừng hay ngâm một số thứ hoa quả vào Nihonshu. Trong các thứ rượu ở Nhật Bản, chỉ có Nihonshu và các loại Nihonshu pha hay ngâm khác mới uống cả lúc nguội lẫn lúc nóng.

Sake trong tiếng Nhật được viết bằng kanji là 酒 (phiên âm Hán-Việt: tửu âm Nôm: rượu). Nó được phát âm trong tiếng Nhật giống như xa-kê trong tiếng Việt. Do sake đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, từ sake được đưa vào từ điển tiếng Anh, nhưng phát âm trong tiếng Anh giống như xa-ki. Thực ra sake trong tiếng Nhật nghĩa là rượu nói chung, bất kể là rượu nặng hay nhẹ, là vang, whisky hay gin.

Lịch sử rượu Sake

Người ta chưa thể xác định được con người trên quần đảo Nhật Bản dùng gạo để nấu rượu từ khi nào, song chắc chắn sớm nhất cũng phải từ lúc người ta đã canh tác lúa nước ổn định và có thể thu hoạch lúa đủ nhiều để dùng cho các mục đích khác ngoài lương thực. Có thuyết cho rằng, phương pháp nấu rượu đã được mang từ vùng lưu vực sông Dương Tử tới Nhật Bản cùng lúc với việc truyền bá phương pháp canh tác lúa nước. Nói chung, có rất nhiều thuyết về nguồn gốc của Sake, nhưng không có thuyết nào nhận được nhiều ủng hộ ở Nhật Bản.

Rượu sake

Thùng sake tại Đền Itsukushima

- Tài liệu sớm nhất đề cập đến việc ở Nhật Bản có rượu là Đông Di Truyện của Trung Quốc viết vào thời Tam quốc. Trong tài liệu này có mục viết về Oa nhân (cách gọi của người Trung đối với người Nhật) kể rằng người Nhật ham rượu, có phong tục uống rượu rồi nhảy múa ca hát. Tuy nhiên, cụ thể rượu này làm từ nguyên liệu gì thì không thấy nói tới. Phương pháp nấu rượu cũng không nói rõ.

rượu sake

Sake được chứa trong các loại bình tại một cửa hàng

- Thứ rượu nấu từ gạo lần đầu tiên được đề cập trong tài liệu của Nhật Bản là Kuchikami no sake và Kabi no sake. "Ghi chép về Phong thổ xứ Oosumi" (năm 713 hoặc muộn hơn) nhắc tới việc dân làng có phong tục dùng gạo và nước ủ hơn một đêm cho đến khi thấy có mùi rượu thì đem ra uống. Dân làng gọi thứ đó là Kuchikami no sake.

- "Ghi chép về Phong thổ xứ Harima" (khoảng năm 716) có ghi chép về cách nấu một thứ rượu gọi là Kabi khá giống với phương pháp nấu sake ngày nay. Seishu, thứ gần như sake và hiện nay vẫn được Luật Thuế Rượu của Nhật Bản coi là bao gồm cả Nihonshu (sake) cũng được nhắc đến lần đầu trong tài liệu này. Các kỹ thuật nấu sake thời kỳ Heian được thể hiện tập trung qua cách nấu rượu Hadaisen, một "nhãn hiệu" nổi tiếng trong loại rượu Sōboshu được nấu tại các chùa. Hadaisen được coi là thứ seishu đầu tiên và cũng là thứ sake đầu tiên.

- Sản xuất rượu Sake từ gạo được đưa vào Nhật bản từ sau khi việc trồng Lúa nước du nhập tới xứ Phù tang trong khoảng 300 năm trước Công nguyên. Thời xưa Rượu Sake chủ yếu để phục vụ Hoàng gia hoặc các Đền chùa lớn và thường được dùng trong các Lễ hội tôn giáo . Khoảng Thế kỷ thứ 12, Sake mới bắt đầu trở thành thứ đồ uống phổ biến trong Tầng lớp bình dân.

Quy trình nấu rượu Sake

Xưởng nấu rượu sake tại Takayama.

Xưởng nấu rượu sake tại Takayama.

Quy trình sản xuất rượu Sake hầu như không thay đổi trong vòng 400 năm qua, tuy ngày nay nhiều Hãng rượu lớn dùng máy móc để kiểm soát các công đoạn, nhưng Sake vốn được sản xuất theo kiểu thủ công dưới sự chỉ đạo của 1 người nấu rượu chính giàu kinh nghiệm. Thậm chí nhiều Công ty nhỏ vẫn giữ cách ủ rượu truyền thống.

Những nét đặc sắc của rượu sake so với nhiều loại rượu danh tiếng khác trên thế giới bắt nguồn từ vị trí địa lý cách biệt của Nhật Bản. Qua nhiều thế kỷ, người Nhật vẫn giữ vững phương pháp làm rượu sake độc đáo của mình như một nét văn hóa riêng không hề bị pha trộn.

Rượu sake được làm từ loại gạo, nấm koji và trải qua một thời gian ủ rượu lâu dài. Gạo sẽ được xay thật trắng và đem hấp. Nấm koji đóng vai trò rất quan trọng để có một mẻ rượu sake ngon. Người ta chuyển hóa cơm thành đường nhờ vào nấm koji. Tiếp theo đó là cả một quá trình công phu với các bước thực hiện tỉ mỉ dựa trên kinh nghiệm truyền thống cùng phương pháp khoa học hiện đại. Làm rượu sake đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như sự khéo léo và lòng kiên nhẫn.

- Để làm ra Rượu Sake chất Đường cần để tạo ra Cồn phải được biến đổi từ Tinh bột trong một quá trình chuyển hóa liên tục. Rượu Sake chưa pha thêm nước vào thường có Nồng độ Cồn là 18 - 20 %. Trước khi đóng chai Rượu Sake thường được pha thêm nước để đạt Độ cồn khoảng 15 % theo thể tích của rượu.

- Nước dùng để sản xuất rượu thường là nước ngầm. Song yếu tố quyết định mang lại thành công cho cả quá trình ử rượu là kinh nghiệm và sự cảm nhận tinh tế của Người nấu rượu chính. Rượu Sake được ủ vào Mùa Đông và sử dụng Gạo vừa gặt trong Mùa Thu cùng năm ấy.

Uống rượu sake và ngắm hoa anh đào

Vào mùa đông cây anh đào trụi lá, những cành khẳng khiu vui đùa với gió đông. Xứ Phù Tang có tháng Giêng giá buốt, tháng Hai lạnh giá, tháng Ba là tháng giao thời giữa đông và xuân. Giai đoạn giao thời này chính là thời điểm đẹp nhất cho cây anh đào “cựa mình”, “dụi mắt”, hé những chồi non nảy nộc, mầm nụ bắt đầu ra nụ và “bình thản” chờ đợi cho tiết trời trở ấm thì bung nở ra hoa. Cuống hoa anh đào màu hồng đậm và thân cuống có màu xanh lá. Mỗi đóa anh đào chỉ có đúng 5 cánh hoa nằm cạnh nhau, tạo cho hoa một hình dáng cân đối. Các cánh hoa rất mỏng và mịn, một chút hồng nhạt trên các đầu cánh hoa hay một chút hồng đậm ở dưới cánh hoa cộng với những giọt sương sớm long lanh “tinh nghịch” còn đọng lại trên cánh hoa cũng đủ làm lay động bao lòng người thổn thức.

Khi hoa anh đào nở rộ, người dân Nhật Bản háo hức cùng bạn bè, người thân tổ chức các bữa tiệc Hanami dưới tán anh đào, bên trên hoa nở rộ trắng xóa giữa nền trời xanh biếc. Hanami hay còn gọi Lễ hội ngắm hoa anh đào được kéo dài bằng mùa hoa nah đào nở, tức cuối tháng Ba đầu tháng Tư.

Mùa hoa anh đào Nhật Bản

Tất cả mọi tầng lớp dân chúng đều ngắm hoa theo cách riêng của mình. Dù là Hanami của Hoàng gia, quan chức hay giới bình dân… thì cũng đều ngắm hoa đào, uống rượu, thưởng thức những món ăn truyền thống Nhật Bản. Tại lễ hội hoa anh đào, người nào cũng vui vẻ, cởi mở và sẵn lòng mời khách lạ những món ăn, đồ uống mà họ mang theo. Họ bày những bàn tiệc nhỏ dưới gốc anh đào, dưới lối đi hoặc cạnh bờ sông, vừa ăn tiệc vừa thưởng hoa, mang lại cảm giác thư giãn hiếm hoi trong cuộc sống bộn bề và nhiều áp lực.

Trên bàn tiệc những món ăn đủ màu sắc như Sushi, Sashami, cơm hộp Bento… rất hấp dẫn và ngon mắt. Sake được đựng trong bình Choshi với màu đỏ và màu đen bóng, chén uống rượu là Sakazuki. Rượu Sake có thể uống nóng hoặc uống lạnh. Người uống không tự rót vào ly của mình, họ đợi người khác rót đầy ly cạn của mình. Những người khác thì mong được rót rượu, và họ hăng hái làm như vậy ngay khi học nhìn thấy một ly cạn. Nếu một ly rượu không uống cạn hoàn toàn, nó sẽ không được rót đầy. Khi uống rượu trước người lớn tuổi, bạn nên xoay lưng lại và sau đó mới uống để thể hiện sự tôn trọng.

Rượu sake

uống rượu sake và ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản. ảnh: Culturejapan

Phong tục uống rượu sake và ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản

Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu sake dưới gốc cây. Trong khi uống sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn. Các đời thủ tướng Nhật thường tổ chức chiêu đãi các đoàn khách ngoại giao đến vườn thượng uyển Shinjuku Gyoen uống rượu ngắm hoa.

Bên gốc cây anh đào, các cụ già ngồi uống rượu Sake. Trong khi uống, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là sự báo hiệu của một năm nhiều may mắn. Còn gì thú vị hơn khi giữa không gian đất trời bung nở hoa đào trắng xóa, ăn một miếng Sashami, nhấp một chút rượu Sake nóng, lòng người với thiên nhiên hòa vào làm một. Uống thậm chậm để rượu ngấm từ từ, qua đầu lưỡi, gốc lưỡi, rồi nóng bừng lên trong dòng máu đang chảy qua từng ngóc ngách của cơ thể. Để  cảm nhận vị ngọt, vị chua, cay, đắng, the the của rượu. Mùi hương của rượu Sake trong miệng sẽ tràn qua mũi, tạo cảm giác mạnh cho cả vị giác và khứu giác. Hương rượu hương hoa hòa quyện nâng lòng người bay bổng vào cõi thực cõi mơ.

Nhìn hoa nở, xem hoa nở, ngắm hoa nở và rồi thì nhìn hoa rụng, xem hoa rụng, ngắm hoa rơi, không ai có thể cầm lòng mà lạnh lùng bỏ đi. Thời gian mà thiên nhiên ban tặng cho loài hoa đẹp ấy chỉ có 10 ngày từ lúc hoa nở cho đến khi hoa rụng. Thời gian thật quá ngắn và khắc nghiệt đối với một loài hoa đẹp. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa anh đào lại đẹp nhất là khi hoa rụng.

Hoa anh đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành, không rơi rụng từng đóa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió vô tình. Mải vui mà quên mất có một bàn tay vô hình đang cố níu giữ một mùa xuân của đất trời. Cánh hoa màu trắng hồng đã mỏng, đã nhẹ, đã mong manh thế đấy nhưng hương rượu cũng không đủ sức để níu kéo mà chỉ có thể buồn bã, quyến luyến nhìn từng cánh hoa lần lượt rời bỏ mình. Để rồi nén lòng chờ đợi cuộc hội ngộ vào mùa xuân sang năm. Phải chăng đây chính là mối thâm tình bao đời nay giữa rượu Sake và hoa anh đào.

Thưởng Thức Hương Vị Rượu Sake

Rượu sake thường dùng kèm với sushi hoặc các món ăn Phương Tây và Trung Quốc rất ngon.

Để đánh giá từng loại rượu sake, người Nhật thường dùng các tiêu chuẩn về độ ngọt, độ nguyên chất của chúng. Người ta chia hương vị rượu sake thành các mức chính như: Tanrei là vị thơm ngon, Nojun uma-kuchi là vị đậm đà và mạnh…

obama uong ruou sake

Thủ tướng Nhật và Tổng thống Mỹ uống rượu sake bàn quốc sự. Ảnh internet

Rượu sake có nhiều mùi vị khác nhau phù hợp với khẩu vị riêng của từng người và thích hợp với mọi loại bữa ăn. Ở mỗi vùng của Nhật Bản lại tùy vào khí hậu, đặc điểm tự nhiên cũng như phong cách ẩm thực của địa phương mình mà phát triển nên những loại rượu sake riêng.

Nếu Hiroshima nổi tiếng về loại rượu sake ngọt có tính rất dịu thì Kochi lại lừng danh với loại rượu sake nguyên chất và rất mạnh. Nếu người dân Shizuoka ưa chuộng và tự hào về loại rượu sake có hương vị trái cây thì người dân Niigata lại yêu thích và kiêu hãnh về loại rượu sake nguyên chất mang mùi thơm đặc biệt…

Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại sake. Thường thì khi mùa Đông, người ta hay uống sake nóng.

Rượu sake uống nóng, uống lạnh hay uống ở nhiệt độ bằng nhiệt độ trong phòng đều có vị ngon riêng. Ở Nhật Bản có rất nhiều Izakaya (quán rượu Nhật) là nơi bán rượu sake và các đồ ăn bình dân đi kèm. Các món ăn khác nhau theo từng mùa bằng các nguyên liệu thích hợp để hương vị rượu sake uống cùng trở nên ngon nhất. Có lẽ không có gì thú bằng mùa hè thưởng thức rượu sake lạnh kèm món sashimi hay mùa đông được nhâm nhi chén rượu sake nóng cùng món cá nấu.

Thời nay, khi sake được sản xuất hàng loạt kiểu công nghiệp và người ta có thể mua sake từ các siêu thị, thì sake thường được đựng trong các chai thủy tinh dung tích 0,5 lít hay 1,7 lít. Sake cũng có thể được chứa trong các bình gốm và bình hộp bằng giấy. Ở các chùa, đền và nhiều quán rượu truyền thống ở Nhật Bản, sake được chứa trong các thùng to.

Đối với người dân Nhật Bản, rượu sake không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống trong bữa ăn! Ý nghĩa văn hóa - tôn giáo đặc biệt của rượu sake là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữa con người với con người mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh.

Gạo là loại lương thực chủ yếu của người Nhật, đồng thời gạo cũng là nguyên liệu chính để tạo nên rượu sake. Trong quan niệm của họ, thần của rượu sake chính là thần mùa màng. Chính vì thế, rượu sake giữ vai trò rất quan trọng trong nhiều lễ hội tôn giáo cũng như trong nhiều sự kiện long trọng.

Chén uống sake có nhiều loại. Khi uống sake theo cách tương đối trang trọng và mang tính truyền thống, người Nhật có thể dùng một cái đĩa nhỏ và nông gọi là sakazuki, hoặc một chiếc chén nhỏ không có quai gọi là ochoko. Trang trọng hơn nữa và đậm nét truyền thống hơn nữa, người Nhật dùng cốc bằng gỗ gọi là masu. Masu thường có hình dạng như một chiếc hộp, hình vuông, có thể phủ sơn hoặc không. Ở gia đình và ở nước ngoài, sake có thể uống bằng ly thủy tinh.

Người Nhật thường rót rượu sake vào Tsunodaru (thùng có sừng) - thùng màu đỏ có hai quai xách mỗi dịp vui như lễ hội hay lễ Thành niên, lễ đính hôn, lễ khánh thành... Cũng giống với Việt Nam, ở Nhật Bản có phong tục dâng cúng rượu sake lên các vị thần linh rồi sau đó mới dùng để thưởng thức trong bữa ăn.

Uống rượu sake được coi như là sự đánh dấu của một cam kết, đánh dấu sự thực hiện một lời hứa nào đó. Ở lễ cưới truyền thống của người Nhật, cô dâu và chú rể sẽ được mời uống “3 hớp, 3 chén” rượu sake trong cùng một chén biểu tượng cho lời hứa sẻ chia ngọt bùi cũng như đắng cay trong cuộc sống từ nay về sau của họ.

Khi tham dự một lễ hội nào đó tại Nhật Bản, bạn có thể thấy người ta khiêng những thùng rượu sake trên các bàn thờ đi qua nhiều con đường. Hoặc có lẽ, bạn cũng sẽ ấn tượng với hình ảnh những người tham gia lễ hội vui đùa tạt rượu sake vào nhau.

Từ trung tuần tháng ba hàng năm, khi hoa anh đào nở rộ cũng là lúc người dân xứ sở mặt trời mọc cùng bạn bè, người thân tổ chức các bữa tiệc Hanami (tiệc ngắm hoa) dưới tán anh đào. Tất nhiên, trong các bữa tiệc này không thể thiếu hương vị của rượu sake!

ruou sake

Rượu sake

Vì vị trí quan trọng của rượu sake trong đời sống ẩm thực cũng như đời sống văn hóa - tín ngưỡng nên người Nhật cũng đặc biệt chú trọng tới bình đựng và chén uống rượu. Nhật Bản vốn nổi tiếng là một dân tộc có mỹ cảm rất cao.

Người Nhật sử dụng từng loại bình, từng loại chén đựng sake với kiểu dáng, màu sắc phù hợp với các mục đích khác nhau. Vào dịp Oshogatsu (lễ hội Năm mới) hay các dịp ăn mừng, họ dùng chén Sakazuki và bình Choshi với màu đỏ và màu đen bóng. Bình dựng rượu để dâng cúng thần linh là loại bình màu trắng tinh khiết tượng trưng cho sự thiêng liêng.

Xem video: nguồn gốc rượu sake-chỉ có ở nhật bản

Rượu Kiến Nghiệp chuyên cung cấp rượu ngoại sỉ và lẻ toàn quốc!

Rượu bia không dành cho người dưới 18 tuổi và phụ nữ đang mang thai, uống rượu là không lái xe.

Tham Khảo Điều Khoản.

luaath rượu bia mới nhất


RƯỢU KIẾN NGHIỆP

Chăm sóc khách hàng 24/7: 0366882894 - 0908512280
Mail: [email protected]
Copyright © 2018. RuouKienNghiep.Com

Thiết kế bởi Thiết Kế Web Giá Rẻ