Từ khóa
Danh mục |
15-01-2017 15:00
Rượu Cần-hương vị dân tộc Rượu cồn chất gây nghiện hại hơn heroin Đặc sản Lâm Đồng: Rượu cần Chu Ru cho ngày tết Hương vị ngọt ngào của rượu cần Hòa Bình Thưởng thức "hồn" của Rượu Cần Bí quyết: Chế biến món rượu cần thơm ngon của người Mường
Rượu cần Tây Nguyên
Uống rượu cần từ lâu đã trở thành phong tục của đồng bào Tây Nguyên. Có lẽ chỉ sau cây lúa, rượu cần được coi là đặc sản phổ biến thứ hai trong đời sống các dân tộc Việt Nam.
Trong bất cứ lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yang) sai thần linh xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp cho đến bo bo, kê... để tế lễ các đấng tối cao trong năm.
Rượu cần Tây Nguyên
Rượu cần Tây Nguyên uống bằng cần. Rượu cần có nhiều thứ, ngon hay dở là do ở người làm cũng như các hợp chất có được đầy đủ hay không.
Hiện nay, rượu cần không chỉ dành riêng cho các đồng bào Tây Nguyên, mà họ thường chế tạo, cất thành từng ghè (ghè hay ché là loại hũ cao để đựng rượu) chở đi bán tại các làng miền xuôi. Cho nên, người Kinh chúng ta nay cũng “khoái” uống rượu cần trong các tiệc tùng linh đình hay lễ, tết.
Rượu cần có nhiều loại. Rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để bỏ vào ghè. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ghè độ năm, sáu hôm sau là dùng được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là trộn đều bỏ vào ghè; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ghè. Còn rượu kê, bo bo, bắp, mì... thì cũng làm theo cách trên.
Uống rượu, không phải uống sao cũng được. Nếu có khách đến nhà thì vấn đề “uống” là cả một nghi thức rườm rà. Họ tin rằng, rượu là do Trời (Yang) ban đến cho nên rượu phải được yêu quý trong việc dùng nó. Khi chủ nhà mang ghè rượu bày ra giữa nhà tức thì các nhà lân cận cũng mang rượu đến chung vui cùng nhà có khách. Chủ nhà mở miệng ghè lấy lá tranh vứt ra ngoài, đoạn cắm cây cần vào.
Rượu cần Tây Nguyên
Xong đâu đấy chủ nhà mới múc nước lã đổ vào ghè cho đầy tràn, rồi uống một hớp trước để tỏ lòng chân thành và tỏ cho khách biết rượu không có bỏ thuốc độc. Còn phía khách, trước khi uống, bao giờ cũng hút một ngụm rồi nhổ bỏ, vì theo tục xưa, để tránh tình trạng bị đầu độc. Sự đề phòng đã trở thành tục lệ. Ngày nay tục lệ này đã bỏ dần. Nghi thức uống rượu có thay đổi tùy theo mỗi dân tộc và mỗi địa phương. Sau đó, chủ nhà thay mặt cả gia đình chúc khách được sức khỏe, sống lâu và gặp nhiều may mắn, sinh con đẻ cái cho thật nhiều. Chủ nhà còn đưa tay phải nắm lấy cần, tay trái đặt tay lên miệng ghè, lâm râm khấn rằng: “Mách ỏ rạ mách tổ ỏ rạ, ghệt am ỏ rạ...” có nghĩa “anh em vui vẻ ăn nhậu, xin anh em thương yêu nhau...”.
Qua những nghi thức đầu tiên, chủ khách cứ tiếp tục uống, vừa uống vừa chuyện trò vui vẻ.
Nguồn: ẩm thực 365
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN