Từ khóa
Danh mục
Lượt xem: 1539

17-10-2016 22:48

 

Các món quà không nhất thiết phải đắt tiền, đôi khi chỉ là hộp bánh nhưng khi đem tặng người Nhật cần phải được gói bọc cẩn thận và đẹp mắt.

3 văn hóa tặng quà đặc trưng của người Nhật

Phong tục tặng quà thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử cũng như những quan niệm trong phép đối nhân xử thế của người Nhật Bản. Người Nhật coi trọng các mối quan hệ xã hội nên quà tặng được xem như một sợi dây gắn kết con người lại với nhau và giúp thể hiện tâm tư, tình cảm và sự trân trọng. Chỉ qua một món quà nhỏ mà ta có thể thấy ở trong đó một kho tàng những giá trị văn hóa sâu sắc và rất nhân văn của người Nhật.

1. Những dịp người Nhật tặng quà nhau

cách chọn quà

Tặng quà là một phần trong văn hóa ứng xử của người Nhật.

Chugen và Seibo

Trong văn hóa của mình, để bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ của người khác, vào mùa hè và mùa đông trong năm, người Nhật có tập quán tặng quà được gọi là Chugen (từ mùng 1 đến 13/7) và Seibo (cuối năm). Mục đích của việc gửi quà tặng trong hai dịp này là để cảm ơn những người đã giúp đỡ mình và mong muốn một mối quan hệ lâu dài, có thể là họ tặng quà cho các giám sát viên công việc của mình để tỏ lòng kính trọng, các cặp vợ chồng gửi quà cho những người đã mai mối và phục vụ nghi lễ hôn nhân của họ, một số người gửi quà đến bác sĩ gia đình của họ, phụ huynh tặng quà cho những giáo viên đã giảng dạy cho con, cháu họ...

Thông thường, những món quà này trị giá khoảng 5.000 yên, có thể là rượu sake, đồ ăn hay những vật dụng gia đình nho nhỏ. Trong dịp này, người lao động cũng có thể nhận được món tiền thưởng đặc biệt thêm vào tiền lương từ công ty thay cho quà tặng.

Temiyage và Omiyage

Để cảm ơn một người nào đó đã làm gì cho mình, ví dụ cảm ơn về một lời mời, người ta thường gửi tặng cho người đó một món quà nhỏ như bánh, kẹo hay rượu sake. Món quà này được gọi là Temiyage.

Khi một người Nhật trở về từ một chuyến công tác hoặc chuyến du lịch, hay chỉ đơn giản là đi đâu đó một thời gian người đó thường mang tặng những thứ quà lưu niệm cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Món quà đó được gọi là Omiyage.

Quà sinh nhật và quà Giáng sinh

Cũng giống như ở các nước trên thế giới, người Nhật cũng coi trọng hai ngày đặc biệt này. Do ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây nên ở Nhật mọi người cũng hay tặng nhau những món quà vào dịp Noel dù có theo đạo hay không.

Ngoài ra người Nhật cũng có thể tặng nhau những món quà không vì bất kỳ dịp gì, đôi khi chỉ để thể hiện tấm lòng với ai đó.

2. Lưu ý khi tặng quà

- Các món quà không nhất thiết phải đắt tiền, đôi khi chỉ là hộp bánh nhưng cần phải được gói bọc cẩn thận và đẹp mắt. Người Nhật rất coi trọng hình thức cũng như nghi thức trao quà vì đây là cả một nghệ thuật giao tiếp tinh tế và nhiều ý nghĩa. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, với nhiều lớp giấy và vải bọc, cuối cùng được thắt bằng một sợi dây lụa.

cách chọn quà

- Nên đựng quà trong túi kín, không để cho người nhận nhìn thấy ngay từ lúc trao tay.

- Nếu bạn muốn tặng quà riêng cho ai đó thì không nên tặng trong lúc có mặt người khác. Nếu bạn muốn tặng quà cho một nhóm người thì bạn phải đảm bảo có đủ quà cho tất cả những nguời có mặt. Nếu không đủ thì, một là không tặng nữa, hai là chỉ tặng cho một người có chức vụ cao nhất. Nguời Nhật rất phân biệt thứ bậc. Món quà có giá trị cao hơn phải được tặng cho người có chức vụ cao hơn.

- Khi tặng hay nhận quà bạn nên đưa và nhận bằng cả hai tay; hơi cúi người xuống để tỏ lòng kính trọng và cám ơn.

- Cũng giống phong tục Việt Nam, khi được tặng quà người Nhật thường lịch sự nói đôi ba câu từ chối trước khi nhận quà. Người Nhật cũng không mở quà ngay trước mặt người tặng.

3. Những món quà không nên tặng người Nhật

- Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9 vì với người Nhật, số 4 đồng âm với chữ "tử" và số 9 được coi là không may mắn vì có nghĩa là đau khổ.

- Không nên tặng dao, kéo hay những vật sắc nhọn vì nó thể hiện cho sự chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phú

- Những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tính tham lam, giảo hoạt.

- Không được tùy tiện biếu trà cho người khác vì đây là lễ vật mà người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái.

- Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay lọ, vì điều đó thể hiện sự dễ tan vỡ, không bền.

- Dịp lễ tết không được tặng hoa cúc (Kiku) và hoa trà (Tsubaki) vì hoa cúc chỉ dùng trong đám tang còn hoa trà được coi là vật không may mắn và cũng nên tránh những loại hoa có màu tối.

Quà tặng đảm bảo duy trì mối quan hệ lâu dài, gợi nhớ về một chuyến đi, những con người đã được tiếp xúc. Chúc bạn ghi được điểm với đối tác Nhật Bản không phải bởi bản thân món quà mà là vì nghệ thuật tặng quà khéo léo, tinh tế và đầy tri thức văn hoá của bạn.

Trần Quỳnh/Ngôi sao-VTV

Rượu Kiến Nghiệp chuyên cung cấp các loại rượu tết cho khách hàng dùng làm quà tặng trong dịp năm mới, hoặc các sự kiện tất niên cuối năm cho doanh nghiệp

Liên hệ: 090.851.22.80 để chọn mẫu rượu cũng như giá sỉ và lẻ!


 

Rượu Kiến Nghiệp chuyên cung cấp rượu ngoại sỉ và lẻ toàn quốc!

Rượu bia không dành cho người dưới 18 tuổi và phụ nữ đang mang thai, uống rượu là không lái xe.

Tham Khảo Điều Khoản.

luaath rượu bia mới nhất


RƯỢU KIẾN NGHIỆP

Chăm sóc khách hàng 24/7: 0366882894 - 0908512280
Mail: [email protected]
Copyright © 2018. RuouKienNghiep.Com

Thiết kế bởi Thiết Kế Web Giá Rẻ