Từ khóa
Danh mục |
05-03-2017 22:27
Uống một tách trà vào thấy tinh thần tỉnh táo, thoải mái làm sao! Nhiều nghệ nhân về trà còn tiết lộ: "Muốn có trà ngon, chỉ hái những búp trà loại "một tôm hai lá" và phải hái nhanh, nhẹ nhàng, không để búp bị nhàu nát. Loại trà ngon là sau khi sao phải còn lại một lượng nước nhất định từ 5-7%. Trà hái xong không ướp hương ngay mà phải để trong chum đất, trên ủ lá chuối, để từ 2-3 năm nhằm làm giảm độ chát và để cánh trà phồng lên hút được nhiều hương. Một cân trà ướp hương sen cần có 800-1000 bông sen, mà phải đúng loại sen ở đầm Ðồng Trị, Thuỷ Sứ, làng Quảng Bá, Hồ Tây hoặc là sen ở hồ Tịnh Tâm-Huế (sen ở đây to và thơm hơn sen những nơi khác).
VĂN HÓA TRÀ VÀ RƯỢU CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT PHẦN 2
III. Một số loại trà, rượu nổi tiếng ở Việt Nam:
1. Một số loại trà nổi tiếng:
1.1 Trà sen
Cách chế biến trà Sen:
Sen để ướp trà phải dùng loại sen bách hoa, phía bên trong các cánh hoa lớn có hàng trăm cánh nhỏ ôm sát vào nhau, che úp nhụy hoa, gạo sen và gương sen. Mua sen bách hoa về,(hoa sen phải hái trước lúc bình minh, phải lựa những ngày nắng ráo, tránh sau ngày mưa ) bóc từng lớp cánh sen, kế đến tẽ những hạt trắng ở đầu nhụy hoa (gạo sen), trộn chung với trà, ủ trong vò kín từ một đến hai ngày cho gạo sen quắn lại rồi mới đưa trà lên sấy khô bằng than hay bằng nước nóng cách thuỷ.
văn hóa uống trà
Phải giữ cho nhiệt độ vừa phải và điều hoà để không mất mùi hoa. Ứơp một kí-lô trà phải dùng tới hàng trăm bông sen, và phải làm nhiều lần như thế mới dùng được. Công phu là thế nên một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà. Nước trong rồi, hương sen còn ngan ngát.
Uống một tách trà vào thấy tinh thần tỉnh táo, thoải mái làm sao! Nhiều nghệ nhân về trà còn tiết lộ: "Muốn có trà ngon, chỉ hái những búp trà loại "một tôm hai lá" và phải hái nhanh, nhẹ nhàng, không để búp bị nhàu nát. Loại trà ngon là sau khi sao phải còn lại một lượng nước nhất định từ 5-7%. Trà hái xong không ướp hương ngay mà phải để trong chum đất, trên ủ lá chuối, để từ 2-3 năm nhằm làm giảm độ chát và để cánh trà phồng lên hút được nhiều hương. Một cân trà ướp hương sen cần có 800-1000 bông sen, mà phải đúng loại sen ở đầm Ðồng Trị, Thuỷ Sứ, làng Quảng Bá, Hồ Tây hoặc là sen ở hồ Tịnh Tâm-Huế (sen ở đây to và thơm hơn sen những nơi khác).
1.2 Trà móc câu
Trà móc câu là một loại trà đặc sản của vùng đất Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên, nơi từng được mệnh danh là trồng chè ngon nhất Đông Dương.
Chỉ hái phần ngọn gồm 1 búp và hai lá non trên cùng. Sau khi sấy khô có hình giống móc câu nên gọi là trà móc câu. Cũng có người thấy giống hình móc câu nên gọi là trà mốc câu.
Toàn bộ quá trình sao chế đều bằng thủ công nên còn giữ nguyên hương vị của chè, mà người ta gọi là trà mộc.
Cách chế biến thủ công:
Sau khi hái trà về cho vào thùng sắt lớn, chiếc thùng nằm nghiêng trên lửa có tay quay, bên trong hình làn sóng, quay thuận thì trà vẫn đảo đều bên trong không bị rơi ra, quay ngược thì trà đi ra theo gờ hình lượn sóng. Theo kinh nghiệm khi sao trà đạt đến độ người ta quay ngược cho trà ra dùng tay vò thật nhàu cho trà cuốn lại sau đó cho trà vào quay tiếp. Làm cho ra búp trà thì phải mất 3 lần quay như vậy.
Cách chế biến theo quy mô công nghiệp người ta dùng máy móc hiện đại hơn với công suất lớn hơn.
Trà món giải khát “bình dân Nam bộ”
Trà đá có thể không cần hương nhưng vẫn cứ phải có vị trà.
Dù bạn ăn trưa nhà hàng, cơm văn phòng máy lạnh, hay quán cóc vỉa hè thì món trà đá là thứ không thể thiếu được.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, sự tất bật khiến người ta luôn thèm cảm giác thanh thản và nhẹ nhàng, thèm sự chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người. Chính vì thế, bên cạnh biết bao thức uống giải khát tiện dụng và đắt tiền, trà vẫn có vị trí quan trọng trong ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh các quán trà quán giải khát đang mọc lên rầm rộ thì các nhãn hàng trà xanh đóng chai cũng thi đua ra đời như: C2, Không độ, Lipton pureen, trà xanh 100,…
Thưởng trà – cái thú vui tao nhã nhiều khi cầu kỳ mang lại cảm giác ngây ngất được đắm mình trong hương thơm ngát nhẹ nhàng lan tỏa khắp da thịt khiến nhiều người khi đã “nghiện” rồi không thể dứt ra. Mỗi khi Tết đến xuân về, ngồi bên ấm trà nóng trong không khí ấm cúng của gia đình, mọi người đều cảm thấy sức xuân đang đâm chồi nảy lộc như chính những mầm chè non đang vươn mình đón gió xuân.
Giây phút nhâm nhi chén trà nóng là lúc tâm hồn thư thái nhất để nhìn lại một năm đã qua, hướng về tương lai tương sáng đầy lạc quan và hi vọng.
2. Một số loại rượu nổi tiếng.
Nước Việt Nam ta chia làm 3 miền va từng miền có loại rượu nổi tiếng riêng:
+ Miền Bắc: rượu Làng Vân, San Lùng, Thanh Kim, Mẫu Sơn.
+ Miền Trung, Tây Nguyên: rượu Bầu Đá, rượu Cần, Hồng Đào, Kim Long.
+ Miền Nam: rượu Gò Đen, Thạch, Phú Lễ.
Rượu làng Vân
Rượu làng Vân từ xưa đã nổi tiếng là thơm ngon nhờ hương liệu của nếp cái hoa vàng - thứ nếp đặc biệt thơm ngon hòa cùng men rượu bí truyền của làng Vân. Sau 72 giờ ngâm ủ mới cho ra rượu nếp như một thứ tinh túy nhất của trời đất ban tặng cho con người.
Rượu Làng Vân trong văn vắt và đẹp như nắng hạ được đóng vào chai chỉ cần lắc nhẹ là thấy sủi tăm. Những người sành uống chỉ cần nhìn tăm rượu đã biết rượu đạt bao nhiêu độ, uống vào có êm hay không.
Ngày trước vì làng thiếu gạo nên làm rượu sắn, nhưng nay làng đã khôi phục lại nghề nấu rượu bằng gạo nếp. Rượu được nấu bằng gạo nếp thơm ngon trồng trên cánh đồng làng Vân Xá, cộng thêm men gia truyền bằng các vị thuốc bắc quý hiếm và nghệ thuật nấu rượu tài tình của người làng Vân. Cha truyền con nối, rượu làng Vân nhãn hiệu “Ông Tiên” nổi tiến khắp mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài. Từ hàng chục thế kỷ qua hương vị đặc biệt của rượu làng Vân luôn được nhiều du khách chọn mua về làm quà khi lên một vùng Kinh Bắc.
Rượu Bầu Đá
Là đặc sản của vùng đất Bình Định, là loại rượu được chưng cất tại làng Bầu Đá. Nó khác với các loại rượu trên thị trường vì sự kết hợp giữa gạo lên men và mạch nước ngầm thiên nhiên của làng đã được tiệt trùng. Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền. Đưa rượu lên rót nghe thánh thót trong veo, hơi rượu thơm nồng, nước rượu trong như pha lê. Rượu rót ra chén sủi bọt sủi tăm, đó là rượu Bầu Đá chánh gốc rất là ngon.
Quy trình nấu rượu bầu đá:
Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 2,5 - 3 lít rượu) phải mất 6 tiếng đồng hồ, nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua.
Khi rượu chảy ra phải đưa thẳng xuống thạp bằng men chôn dưới đất, lửa phải cho cháy rất nhỏ,để rượu chảy từ từ…
Quan trọng là khâu đun lửa, mỗi người dân trong làng này lại có bí quyết riêng để nấu rượu nhưng vẫn đảm bảo hương vị vốn có của rượu Bầu Đá khi xưa, rượu Bầu Đá tốt nhất giữ được hương vị và ngon nhất khi nấu rượu chảy ra hứng trong thạp bằng men chôn dưới đất, không nên đựng vào chai nhựa sẽ không giữ được vị ngon.
Rượu Gò Đen:
Là tên một loại rượu trắng, nấu từ gạo theo phương pháp cổ truyền, có nồng độ rất cao, có thể lên đến 50 độ cồn. Loại rượu dân tộc nổi tiếng Việt Nam này được nấu ở địa danh Gò Đen, tỉnh Long An. Đây là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Được nấu bằng nếp mỡ, nếp than hoặc gạo. Để phân biệt rượu Gò Đen nguyên chất là: khi vừa uống một chum nhỏ vào sẽ thấy có một luồng hơi ấm chạy dài từ cuống họng đến ổ bụng rất thích. Chỉ cần uống một đến năm chung nhỏ là toàn thân thấy nóng ran ấm áp có có thể lăn ra ngủ ngay. Nhưng khi ngủ dậy cảm thấy rất sảng khoái và không nhức đầu.
Rượu cần:
Là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách. Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ, bình, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre, trúc và đục thông lỗ để hút rượu. Khi uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe rượu và đọc lời cầu khấn đem lại sức khỏe, may mắn cho khách. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi nâng cần trao cho khách. Khách nên đỡ lấy cần bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống.
Rượu cân tây nguyên
Cách chế biến:
Gồm: củ riềng, lá trầu không, quả ớt…những thứ này được giã đều cho thật nhuyễn với gạo tấm. Sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ với rơm, xếp từng lớp đều nhau.
Khi đã ủ kỹ từ 15 đến 20 ngày có mùi men bốc lên họ đem phơi lên gác bếp cho khô. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, mỗi mẻ rượu cần từ 7 đến 9 bánh, cái rượu được làm bằng vỏ sắn củ khô gọt ra đem ngâm ở suối ba ngày ba đêm cho hết mùi bồ hóng và độc tố của sắn. Vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưa lên “hông” đồ cho chính, sau đó đổ xuống mẹt hoặc lá cót để cho thật nguội đem men rắc đều từng lớp, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc lá rừng (bỏ nhum, bơ cá) để rượu bốc men rồi đem bỏ vào từng chum, lấy lá chuối hoặc mảnh ni lông bịt kín (nếu để hở hơi rượu sẽ bị chua).
Khi đã ủ vào chum từ 25-30 ngày rượu có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Ngoài sắn khô người ta còn làm bằng loại ngũ cốc, khác như ngô, hạt ý dĩ ,củ dong riềng. Trước đây gạo hiếm nên tiết kiệm dùng vào bữa ăn, ngày nay người ta dùng gạo để làm rượu có chất lượng hơn, nhất là rượu cần được làm bằng gạo cẩm thì rất bổ và ngon.
Bên cạnh các dòng rượu nổi tiếng của Việt Nam, ngày nay do quá trình hội nhập người Việt Nam còn sử dụng một số loại rượu khác trong các bữa tiệc như: rượu vang Đà Lạt, rượu, whisky, brandy,…
IV. Cơ sở khoa học của trà, rượu:
1. Cơ sở dinh dưỡng:
a. Đối với trà:
Trong trà xanh có chứa chất Flavanols có khả năng giảm sự hấp thụ cholesterol và tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng và mảng bám ở răng.
Chống lại vi khuẩn,vi trùng, chống lại sự ôxy hoá và tình trạng nghẽn mạch. Nên uống ít nhất 4 cốc trà hàng ngày để có sức khoẻ tốt, sẽ giảm 70% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch so với những người khác. Trà xanh chứa 20% tanin có khả năng sát khuẩn mạnh, dùng để súc miệng trị viêm họng. Trong đọt trà xanh chứa hàm lượng EGCG là hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra trà còn có khả năng giảm cân, nhờ có khả năng thúc đẩy tốc độ trao đổi chất rất tốt.
Chất Catechin của trà chống nhiễm trùng và còn được dùng để trị chứng tiêu chảy, chống loại ký sinh trùng protozoa và trị vi khuẩn bệnh cúm. Chất catechin và polysaccharides có tác dụng hạ đường trong máu, chống hư răng, gia tăng sự đề kháng acid của chất men răng và ngăn ngừa chứng hôi miệng. Thêm vào đó trà còn có chất caffeine giúp tỉnh táo, lơi tiểu, có sinh tố C, B làm giảm bớt sự căng thẳng, ngăn ngừa cúm, sinh tố E có tác dụng antioxidant, chống già. Và một điểm không kém quan trọng là có chất Theanine làm trà có vị ngon.
Theanine là hoạt chất thiên nhiên hầu như chỉ được tìm thấy trong trà. Vì kích hoạt các bước sóng alpha trong não, đó là các xung lực điện do não phát ra khi ở trạng thái thư giãn những vẫn tỉnh táo.
b. Đối với rượu:
Rượu có thể xem là “chất dinh dưỡng” vì nó cung cấp năng lượng cao (1g cồn Ethylic cung cấp 8kcal) lại rất dễ hấp thu vào máu, không cần qua sự tiêu hóa phức tạp như các chất dinh dưỡng khác nên khi uống rượu vào lao động rất khỏe.
Ta có thể xem rượu là thuốc, một thứ thuốc kích thích thần kinh với liều rất nhẹ. Liều càng cao kích thích càng tăng. Quá ngưỡng kích thích sẽ là thuốc mê hay thuốc độc. Tuy nhiên cái khó của loại thuốc này là thầy thuốc khó định lượng. Liều thuốc phụ thuộc vào “sự thích nghi của từng cơ thể con người”. Với người khỏe và quen dùng rượu thì liều thật cao mới thấy tác dụng ngay, nhưng chắc chắn sẽ có tác dụng xấu lâu dài.
Rượu - Lợi và hại
Những điều lợi của rượu:
Rượu tồn tại lâu dài với đời sống con người, nhờ có những tác dụng tốt.
Kích thích ăn uống, tạo ăn ngon miệng, ăn được nhiều và tiêu hóa tốt (với liều lượng thấp). Do đó, con người ngày nay dùng rất nhiều thức uống có rượu ở nồng độ nhẹ, nhất là dùng nhiều loại rượu lên men không chưng cất từ hoa quả (bia, rượu vang hoa quả, cơm rượu nếp).
Dùng làm dẫn xuất chiết xuất các hoạt chất thuốc và khi uống dễ hấp thu qua máu (rượu thuốc chữa bệnh).
Rượu làm thuốc sát trùng trong y học (> 95º). Tốt nhất là 80º.
Tác hại của rượu:
Với cơ thể con người, uống rượu không đúng sẽ gây nhiều tác hại:
Gây nghiện: Nếu uống rượu thường xuyên cơ thể sẽ có một nhu cầu "bắt buộc" – Đó là nghiện rượu. Người nghiện rượu sẽ ở vào trạng thái mất bình thường, thiếu rượu sẽ không chịu nổi, mất thăng bằng thần kinh dễ có hành vi xấu.
Rượu phá hoại tế bào trong cơ thể. dễ bị xơ gan, lao phổi, viêm khớp…
Rượu làm hủy hoại các tế bào thần kinh: làm giảm trí nhớ.. Phụ nữ có thai mà uống rượu tất nhiên thai nhi sau này khó tốt về phát triển thần kinh.
Rượu còn là gánh nặng của tim, phổi, thận…
Uống rượu "nấu không đúng cách còn là nguồn đưa chất độc vào cơ thể. Uống rượu dễ bị ung thư chủ yếu là do nhiễm các chất độc mang theo từ rượu (các chất Ceton, Aldehid…).
2. Cơ sở tâm lý và sinh lý học:
Về mặt xã hội học: rượu là một phương tiện để người ta có thể giao lưu với nhau, ngồi lại gần nhau để bàn bạc công việc làm ăn
Về khía cạnh tâm lý: rượu là chất giúp người ta cân bằng các loại cảm xúc như buồn bã, cô đơn, vui sướng tột độ.
Sống ở đời, uống rượu cũng là một thú vui. Vào những ngày Lễ Tết những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, uống một chút rượu không những làm tăng thêm phần hứng khởi mà còn giúp cho khí huyết được lưu thông dễ dàng, ăn uống cảm giác ngon miệng hơn lại phòng chống được chứng bệnh cảm mạo do phong hàn gây ra.
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN