Từ khóa
Danh mục
Lượt xem: 641

05-03-2017 21:36

 

Theo truyền thuyết thì chính Vua Thần Nông khi tuần thú Phương Nam, vô tình uống được một thứ lá cây rơi trong nồi nước đang sôi, làm cho tinh thần phấn chấn sảng khoái nên ông gọi đó là Trà. Một huyền thoại khác kể rằng Đức Đạt Ma Sư Tổ của Thiền phái Thiếu Lâm Tự Trung Hoa đã ngủ quên trong lúc tọa thiền nên tức giận tự cắt mí mắt của mình quăng xuống đất và nơi ấy mọc lên một thứ cây kỳ lạ, hái lá nấu nước uống khiến cho tâm hồn tỉnh táo, được gọi là Trà.

VĂN HÓA TRÀ VÀ RƯỢU CỦA NGƯỜI VIỆT PHẦN 1

I. Hoàn cảnh ra đời, Các yếu tố ảnh hưởng:

1.Hoàn cảnh ra đời

1.1. Cây chè.
1.1.1 Nguồn gốc:          

Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng:

+ Cây chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng.

+ Cây chè rừng ở miền núi phía Bắc.

Theo truyền thuyết thì chính Vua Thần Nông khi tuần thú Phương Nam, vô tình uống được một thứ lá cây rơi trong nồi nước đang sôi, làm cho tinh thần phấn chấn sảng khoái nên ông gọi đó là Trà. Một huyền thoại khác kể rằng Đức Đạt Ma Sư Tổ của Thiền phái Thiếu Lâm Tự Trung Hoa đã ngủ quên trong lúc tọa thiền nên tức giận tự cắt mí mắt của mình quăng xuống đất và nơi ấy mọc lên một thứ cây kỳ lạ, hái lá nấu nước uống khiến cho tâm hồn tỉnh táo, được gọi là Trà.

1.1.2. Sự phát triển của cây Chè Việt Nam:

a/ Thời kỳ trước năm 1882

Người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại hình:

- Chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè đồng bằng sông Hồng ở Hà Đông, chè đồi ở Nghệ An.

- Chè rừng vùng núi, uống chè mạn, lên men một nửa như vùng Hà Giang, Bắc Hà ....

b/ Thời kỳ 1882-1945

Ngoài 2 loại chè trên, xuất hiện 2 loại chè công nghiệp: chè đen công nghệ truyền thống OTD, và chè xanh sao chảo Trung Quốc. Bắt đầu phát triển những đồn điền chè lớn tư bản Pháp với thiết bị công nghệ hiện đại. Người dân Việt Nam, sản xuất chè xanh tại hộ gia đình và tiểu doanh điền. Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè xanh sang thị trường Bắc Phi là chủ yếu. Diện tích chè cả nước là 13305 ha, sản lượng 6.000 tấn chè khô/năm.

c/ Thời kỳ độc lập (1945- nay)

Sau 1954, Nhà nước xây dựng các Nông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè, chè đen OTD xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu và chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đến hết năm 2002, tổng diện tích chè là 108.000 ha, trong đó có 87.000 ha chè kinh doanh. Tổng số lượng chè sản xuất 98.000 tấn, trong đó xuất khẩu 72.000 tấn đạt 82 triệu USD.

1.1.3. Các vùng Chè ở Việt Nam:

Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông Nam Á, cái nôi của cây chè.

Một số vùng chè: Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nghệ An và Lâm Đồng.

Nếu như ở phía Bắc có trà Thái Nguyên nổi tiếng về vị chát đặc trưng, thì trong Nam có trà Bảo Lộc với vị chát dịu, hậu vị ngọt.

1.2. Rượu:

Cho đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận chính xác về nguồn gốc của rượu, chỉ biết rượu xuất hiện cách đây đã lâu lắm, gắn với lịch sử phát triển của loài người.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, rượu và lửa là những phát minh vĩ đại của con người. Khi phát minh ra lửa, con người bắt đầu ăn thịt chín…. Về sau, động vật ngày càng hiếm, người ta tìm đến thực vật.

Với bản tính tư hữu, con người mang những hoa quả trên rừng về cất giấu. Sau nhiều ngày, chúng lên men toả ra mùi thơm dễ chịu, ăn vào ảo giác như gặp thần tiên.… Và họ đặt tên cho cảm giác lâng lâng, sảng khoái ấy là Spirit, nghĩa là linh hồn, thuật ngữ rượu ngày nay…. Từ đó, rượu trở thành nhu cầu thiết yếu trong quá trình đấu tranh sinh tồn, là chất xúc tác kích thích trí khôn ngoan, lòng dũng cảm, kết nối con người thành phái, thành đoàn chống lại các thế lực tự nhiên bí ẩn, hùng mạnh… Những lúc vui buồn, trong buổi trùng phùng cũng như hồi ly biệt, người ta thường tìm đến rượu.

2. Các yếu tố ảnh hưởng:

2.1. Cây chè

Khí hậu, đất đai:

Khí hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè. Lượng nước mưa dồi dào 1700-2000 mm/năm. nhiệt độ 21-22,6 0C, ẩm độ không khí 80-85 %. Đất đai trồng chè gồm 2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ.

Chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5-22.50, chia thành 3 vùng:

+ Vùng thấp dưới 300m

+ Vùng giữa 300- 600m

+ Vùng cao 600-trên 1000m

Vì vậy chất lượng chè rất tốt.

Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung Du và Shan, làm được chè xanh và chè đen đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng, được thị trường quốc tế rất ưa chuộng. Ngoài ra còn những giống chè tốt làm chè đen, chè xanh, chè ô long, nhập nội của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ấn Độ và Srilanka, Inđônêxia.

Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, bị ảnh hưởng lớn bởi dãy Trường Sơn chắn gió. Một năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

Lượng mưa trong mùa khô (từ tháng 11 - tháng 3) chỉ chiếm 7-8% tổng lượng mưa cả năm, độ ẩm không khí thấp (70%). Mùa mưa (tháng 04 – tháng 11) chiếm trên 90% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng mưa trung bình ở Tây Nguyên thuộc loại cao so với cả nước, độ ẩm không khí rất cao (85%).

Địa hình ở Tây Nguyên rất đặc thù nên nhiệt độ cũng thay đổi theo độ cao, biên độ nhiệt giữa các mùa hàng năm không đáng kể (40­­oC). Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm rất cao, trung bình 100oC, vào mùa khô lên đến 15-160oC.

Đất ở Tây Nguyên là loại đất Feralic phát triển trên đá Bazan, gốm các loại: đất phù sa sông suối, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất vàng đỏ, đất mùn. Trong đó đất đỏ vàng chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Đất đỏ vàng là loại đất rất thích hợp cho việc trồng trà.

Ở VN có 2 vùng: vùng núi phía Bắc – Thái Nguyên và vùng Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng, vùng Bảo Lộc là nơi lí tưởng cho cây trà phát triển và có chất lượng tuyệt hảo.

2.2 Rượu:

Do sai khác về khí hậu, địa lý, cũng như phong tục từng nơi, rượu ở VN cũng rất khác nhau giữa các vùng. Nhưng chúng đều có một nét chung đó là được chưng cất, ngâm thủ công.

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, như Lào Cai, Sapa…. Điều kiện đất đai khó khăn, việc phát triển trồng lúa không được thuận lợi, dân cư ở đây chủ yếu ăn ngô, nên rượu của họ cũng nấu bằng ngô là nhiều. Ngô được chọn để nấu rượu phải là loại ngô non, ngọt. Men của loại rượu này cũng đặc biệt. Rượu Ngô được nấu ra có màu xanh nhạt đặc trưng, uống rất đầm, và không bị đau đầu. Có một điều lạ là rượu ngô tuy nặng, dễ say, nhưng lại rất dễ uống.

II. Văn hóa uống trà và rượu của người Việt Nam:

1. Văn hóa uống trà của người Việt:

Tục uống trà ở Việt Nam rất phong phú. Từ cách uống cầu kỳ cổ xưa đến cách uống bình dân, hiện đại.

Yêu cầu thưởng trà ngày xưa phải có  một bộ đồ trà có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà. Nước pha trà phải là thứ nước mưa trong hoặc thứ nước sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách uống trà như "trà dư, tửu hậu", "rượu ngâm nga, trà liền tay", "Bán dạ tam bôi tửu. Bình minh nhất trản trà"...  Bình trà và tách đựng trà cũng phải theo tông với nhau.

Nghệ thuật pha trà

cuộc thi nghệ thuật pha trà thái nguyên

Có rất nhiều loại ấm để pha trà nhưng dùng ấm sành hoặc ấm sứ là tốt nhất vì giữ được nhiệt lâu. Hiện nay, tại các quán trà, người ta dùng nhiều lọai chén với những tên gọi và phân lọai cầu kỳ như thứ nhất là ấm Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, và thứ ba là Mạnh Thân. Nhiều quán còn quy định màu sắc cho ấm pha trà. Ví dụ như muốn thưởng thức trà thật ngon thì màu ấm phải là màu gan trâu, gan gà, chu sa…Hình dáng ấm pha trà có những kiểu chính là: trái lê, trái cau, trái hồng, trái nhót…Các loại chén uống trà chủ yếu có 2 lọai : chén Tống (cao và thuôn) và chén Quân (thấp và rộng hơn). Phú quí sinh lễ nghĩa là vậy.

Trong khi đó, các cụ ở nông thôn thì vẫn chuộng ấm trái quýt và chén hạt mít, hay còn gọi là chén mắt trâu. Hoặc ở thành phố, có khi người ta pha trà vào các bình nhựa hoặc bình inôc có sẵn một cái giỏ lọc để chứa bã trà. Ở phía Nam người ta thích dùng lọai trà đá, uống trong những cái ly cối to đùng. Đơn giản vậy mà cũng đâu có kém ngon.

Song trà dù được chế biến, được uống bằng cách nào (độc ẩm, đối ẩm, quần ẩm) vẫn biểu thị một thứ "đạo". " Ðạo trà" Việt Nam thật trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ý.

Pha trà:

Mời khách cũng phải tốn nhiều công phu hàm dưỡng và trở thành một nghi thức. Dù mưa nắng, sớm chiều, buồn vui khách không thể từ chối một chum trà trong khi gia chủ trang trọng hai tay dâng mời.

cách pha trà

Động tác pha trà

Mời trà :

Là một hành vi biểu hiện phong độ thanh nhã và hiếu khách của hầu hết các gia đình Việt Nam. Kỵ nhất là tiếp khách bằng những tách trà còn đóng ngấn hoen ố nước trà cũ. Cũng không bao giờ tiếp khách bằng một ấm nước trà nguội. Tách trà tiếp khách là thể hiện những tình cảm tối thiểu nhất, không thể tuỳ tiện coi thường, dù không nhất thiết phải là loại trà thượng hảo hạng.                                                                 

Dâng chén trà:

Theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón chỏ và cái đỡ miệng chén gọi là “Tam long giá ngọc”. Người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải “du sơn lâm thuỷ”. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén trà lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng nhấp nháp từng ngụm nhỏ nhẹ. Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùng che miệng khi uống trà là vậy. Che miệng khi ăn, uống, cười trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt tý nước bọt lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận.

Uống trà:

Cũng phải uống từ ngụm nhỏ, để cảm nhận hết cái dư vị thơm ngon của trà, cái hơi ấm của chén trà tỏa vào hai bàn tay ấp ủ nâng chén trong mùa đông tháng giá, làm ấm lòng viễn khách. Uống trà là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn hoá và cảm tình cùng người đối thoại. Trong ấm trà ngon, người cùng uống tâm đầu ý hợp, dưới ánh trăng thanh gió mát, ngắm khung cảnh tĩnh mịch của núi rừng mà luận bàn thế sự thì không còn gì thú vị hơn nữa. Chỉ có những tao nhân mặc khách mới thưởng thức được trọn vẹn cái phong vị của cách uống trà này, chứ không phải như kẻ phàm phu tục tử bưng ly trà to bố lên uống ừng ực,người ta gọi là "ngưu ẩm" hay là uống như trâu uống nước.

Ngoài các lối uống trà đơn giản đến cầu kỳ trong các gia đình Việt Nam, các cụ ngày xưa còn có những hình thức hội trà. Ðó là uống trà thưởng xuân, uống trà thưởng hoa, uống trà ngũ hương. Hội trà là tụ họp những người bạn sành điệu cùng chung vui trong các dịp đặc biệt hoặc có hộp trà ngon, hay có một chậu hoa quý hiếm trổ bông, hay trong nhà có giỗ chạp.

Nhắc đến ẩm thực Việt Nam người ta không chỉ nhắc đến sự đa dạng trong nguyên liệu, cách thức chế biến và thưởng thức món ăn mà còn nhắc đến văn hóa uống với những nét vô cùng độc đáo. Trong văn hóa uống của người Việt phải kể đến đầu tiên là thú thưởng trà. Trà là thức uống phổ biến trên thế giới song cách thưởng trà lại có nhiều phong cách, trường phái khác nhau. Người Trung Hoa có trà kinh, người Nhật Bản có trà đạo, cách thưởng trà của người Việt có lẽ là sự tổng hợp của cả hai phong cách kinh và đạo.

* Ngày nay mỗi vùng miền lại có cách thưởng trà khác nhau.

Người miền Bắc thích dùng trà tinh chất và uống nóng.
Người miền Nam thích uống trà có ép hoa sen, hoa nhài để tăng hương thơm và thích dùng trà với đá.
Cách thưởng trà của miền Trung là sự tổng hợp, giao thoa của cả hai miền Nam – Bắc.

* Nét độc đáo trong nghệ thuật  thưởng trà của người Việt:

Người Việt dùng trà dù theo cách truyền thống nào: từ độc ẩm, đối ẩm hay quần ẩm đều làm toát lên cái nét văn hóa thuần chất của người Việt. Người xưa có câu: "Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh", đó chính là cái thú "thưởng" trà thực thụ.

"Nhất thủy": để có một ấm trà ngon, trước tiên phải chú ý đến nước. Nước dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các nguồn suối tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm mai. Thứ nước tinh khiết đó khi đun cũng không được phép mất độ thanh tịnh để không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà.

"Nhì trà": đứng thứ hai sau nước là cách chọn trà: tùy theo sở thích mỗi người, có người thích dùng trà nguyên, hay chính là "trà mộc" cánh trà sao quăn giống hình móc câu, cánh tròn, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Trà này được pha ở nhiệt độ 80oC, hay 165 - 170 độ F. Người thì lại thích thưởng thức trà hương: là loại trà được ướp hương từ các loài hoa: hoa sen, cúc, nhài, sói, ngâu; nước pha trà tẩm hương phải có độ sôi ở 200 - 205 độ F.

Tiếp đến là dụng cụ pha trà gồm chén trà và bình trà, "tam bôi, tứ bình": một bộ đồ trà thường có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà; chén thường là loại chén dạng hạt mít (mắt trâu). Bình cũng có bình chuyên và bình tống. Tùy theo lối uống "độc ẩm", "song ẩm", "tứ ẩm" hay "quần ẩm" mà có những loại bình tương ứng. Trước khi pha trà phải dùng nước sôi để tráng sơ chén và bình.
Và cuối cùng, "ngũ quần anh" chính là "bạn trà". Tìm "bạn trà" còn khó tìm hơn "bạn rượu". Vì bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm, hay bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái để cảm thấy trong trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây.

Khi thưởng thức trà có thể dùng các đồ ăn nhẹ kèm với trà : kẹo lạc, kẹo vừng thanh, kẹo cu đơ, bánh cốm, bánh đậu xanh.

2. Văn hóa uống rượu:

Việt Nam là dân tộc  có truyền thống uống rượu. Rượu Việt rất đa dạng, phong phú, nó được cất tinh từ những sản phẩm của hương đồng gió nội.Trở thành một món ẩm thực không thể thiếu của người Việt, rượu trở thành một sản phẩm văn hoá. Người ta tận dụng nó trong mọi công việc từ sinh hoạt tới hội đám, từ bình dân tới sang trọng ai cũng cần có rượu. Rượu còn được xem quà cáp vừa bình dân mà vừa quý.

Ở nước ta có rất nhiều loại rượu và tên gọi rất đa dạng và thường gắn với tên của địa phương sản xuất như: rượu Kim Sơn, rượu Làng Vân, rượu Bầu Đá, rượu Mẫu Sơn, rượu Xuân Thạnh, rượu Phú Lộc, đế Gò Đen…Đã tạo nên những thương hiệu rượu địa phương nức danh không chỉ với người trong nước mà còn với người nước ngoài. Ngoài ra, cũng thường thấy rượu được gọi theo tên của nguyên liệu chính được sử dụng nấu rượu như: rượu nếp cái hoa vàng, rượu ngô Bắc Hà, rượu nếp cẩm….

Lời chúc rượu:

Việt Nam mình là dân tộc có truyền thống uống rượu nhưng lại có rất ít “lời những lời chúc rượu” như các nước Tây Phương!

Lời chúc rượu theo tiếng Anh là “toast”, là những lời nói trước khi chạm ly và uống rượu trong những dịp lễ, những cuộc gặp gỡ chánh thức cũng như trong những cuộc vui trong đời sống thường.

Trong các buổi tiếp đón, chiêu đãi chính thức, lời chúc thường được nói sau khi đã dùng món khai vị, thường là khoảng 10-15 phút sau khi buổi tiệc bắt đầu. Thường thì chỉ nâng ly chớ không chạm. Nếu chạm ly thì đàn ông luôn để ly của mình thấp hơn ly của phụ nữ. Trong khi nghe lời chúc thì không nên nói chuyện, không rót rượu. Người nói lời chúc thường là đứng, tất cả mọi người giữ ly rượu trong tay và cũng thường là đứng.

Phụ nữ, nếu không phải là cô dâu, thì thường là tiếp nhận lời chúc bằng cách mỉm cười, ngồi và đôi mắt nhìn xuống trong khi tất cả đều đứng. Phụ nữ giữ ly rượu trong tay mình và chưa uống, nếu tất cả chưa uống hết. Làm ngược lại sẽ được coi là người không khiêm tốn, không biết cách uống rượu!

Những lời chúc rượu quan trọng phải hướng về những nhân vật quan trọng. Thông thường là uống hết 100 phần trăm. Trong những buổi tiệc long trọng, đôi khi người ta uống xong, ném ly vào đá hoặc ném xuống sàn nhà.

Văn hóa uống rượu

Văn hóa uống rượu

Nói chung, từ chối uống rượu để chúc cho ai đấy, được hiểu là thiếu tôn trọng đối với người đó. Nếu một người không thể uống được thì cũng nên làm ra vẻ như mình đang uống. Nếu nâng ly nước lã thì không được nói lời chúc.

Chúc rượu tiếng Anh: Cheers!

Tiếng Pháp: Santé!

Nếu nói tiếng Việt thì thường người ta nói: Chúc sức khỏe! Bình dân thì nói trăm phần trăm. Vô! Vô!...
Từ đâu mà có lời chúc rượu?

Lời chúc rượu có từ thời Hy Lạp cổ đại. Thuở đó người ta quan niệm rằng ăn uống-ẩm thực bao gồm cả ngũ quan là thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và thính giác. Thông thường khi ta uống rượu thì MÀU rượu mắt đã nhìn, MÙI rượu mũi đã ngửi, Vị rượu lưỡi đã nếm, bàn tay RỜ ly rượu... nhưng THANH rượu tai chưa nghe.

Thế là cần phải chạm ly cốc để rượu phát ra âm thanh của nó. Người ta còn nói rằng cùng một cái ly, nhưng với những loại rượu khác nhau, khi chạm ly ta sẽ nghe ra những “tiếng rượu nói” khác nhau.

Ngày nay, những lời chúc rượu không quá ư lịch thiệp, cao kỳ như người xưa nữa, mà thường là ngắn gọn hơn, hoặc là vui nhộn nhiều hơn. Trong những cuộc vui, người nói lời chúc rượu có thể là đọc một câu thơ, một câu danh ngôn hoặc là kể một câu chuyện vui, một tình huống vui nhộn nào đấy để làm cái cớ bắt vào lời chúc. Nói chung, tính chất nghiêm túc hay vui nhộn của lời chúc phụ thuộc vào tình huống của cuộc vui và đối tượng mà lời chúc hướng đến.

Người Việt cũng thể hiện văn hoá uống rượu rất hài hòa. Người sành rượu phải tri kỳ vị, tri kỳ hương, tri kỳ ảo, tri kỳ linh…, người ta uống thưởng thức, uống nếm, uống lấy say, uống kiểu chén tạc chén thù là uống kiểu hai người: chủ và khách, bên chủ là bên tạc có nghĩa là chúc mừng. Bên khách là bên thù có nghĩa là uống đáp lại.

Người ta uống đứng, uống ngồi, uống ngồi xổm, vừa đi vừa uống…Người cầu kỳ hoặc ngươi tao nhân mặc khách yêu cầu khi uống rượu phải có một không khí xung quanh “ngon”. Người uống với mình phải “ ngon”, rượu phải ngon, thức nhấm phải ngon. Người giàu uống rượu đắt tiền và kẻ hầu người hạ làm các món nhấm. Người có chữ nghĩa vừa uống rượu vừa làm thơ phú. Đọc cho nhau những bài văn hay vừa uống vừa nghe giọng ca của một cô ả đào. Những người không có tiền thì uống với quả sung, quả chuối xanh, hay quả ớt cũng xong. Người ta gọi như vậy là uống suông.

Trong những bữa tiệc rượu, người ta xếp những người ngang vai phải lứa ngồi với nhau. Nhưng khi uống kiểu “chén chú chén anh” thì bình đẳng, thoải mái hơn. Nhưng họ vẫn giữa cái lễ, những người ít tuổi hơn thì khi nâng chén không được nâng cao hơn người lớn tuổi, hay ngồi phải rót rượu cho người lớn tuổi.

Có nhiều nguyên nhân khiến người ta uống rượu: nguyên nhân thuộc về xã hội và nguyên nhân thuộc về cá nhân.

+ Nguyên nhân về xã hội như: cần thảo luận về những dự án làm ăn, những điều tế nhị có thể dễ dàng thảo luận và thống nhất ý kiến khi ngồi quanh bàn rượu. Rượu còn là phương tiện bày tỏ lòng hiếu khách. Và nói chung, các dân tộc khác trên thế giới cũng vậy, mời uống rượu là để bày tỏ lòng hiếu khách của chủ nhà. Ngoài ra nam giới thường uống rượu vì rượu là biểu tượng đặc trưng cho nam tính: "Nam vô tửu như kỳ vô phong".

+ Về mặt cá nhân đôi khi người ta uống rượu vì buồn, vì cô đơn, để giải sầu. Có khi uống để xóa cảm giác sợ hãi hoặc uống vì vui mừng. Như vậy, rượu cũng mang một biểu tượng đặc trưng của văn hóa trong cộng đồng. Hầu như các hoạt động lễ hội, đám cưới, tiệc tùng đều có những cuộc vui bên chén rượu.

+ Rượu trong thi ca cổ điển: rượu đã từng là nguồn ngẫu hứng của thi ca, uống rượu là một thói quen tao nhã của thi nhân. Rượu còn có mặt trong buổi gặp gỡ, trong lúc thề nguyền, trong ước hẹn, trong chia ly, trong đoàn tụ

Nguồn: bọt trái cây

 

Rượu Kiến Nghiệp chuyên cung cấp rượu ngoại sỉ và lẻ toàn quốc!

Rượu bia không dành cho người dưới 18 tuổi và phụ nữ đang mang thai, uống rượu là không lái xe.

Tham Khảo Điều Khoản.

luaath rượu bia mới nhất


RƯỢU KIẾN NGHIỆP

Chăm sóc khách hàng 24/7: 0366882894 - 0908512280
Mail: [email protected]
Copyright © 2018. RuouKienNghiep.Com

Thiết kế bởi Thiết Kế Web Giá Rẻ